Hệ thống nông nghiệp-thực phẩm thích ứng với khí hậu (CRAFS) là một nhóm nghiên cứu liên ngành, hội tụ các giảng viên và nghiên cứu viên có năng lực nghiên cứu từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) và các nhà khoa học có trình độ từ các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước. CRAFS thực hiện các hoạt động nghiên cứu liên ngành nhằm đóng góp cho quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện khí hậu thay đổi. Nhóm nghiên cứu kết hợp các nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau để góp phần nâng cao hệ thống nông sản bền vững và an toàn cũng như năng lực thích ứng và khả năng chống chịu với các tác động khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt. Các hướng nghiên cứu chính ở thời điểm hiện tại bao gồm:
– Giới thiệu các thực hành nông nghiệp thích ứng với khí hậu để giúp nông dân và phụ nữ bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương nâng cao năng lực thích ứng và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở các vùng nông thôn;
– Áp dụng cách tiếp cận CSA và Làng Nông Thuận Thiên (LNTT) trong việc tăng cường các hệ thống nông sản bền vững và an toàn, sức khỏe con người và động vật, và trao quyền cho phụ nữ ở các cấp tỉnh,vùng và quốc gia;
– Phát triển và chuyển giao hệ thống hỗ trợ ra quyết định về không gian (SDSS) cho chính quyền địa phương trong việc xác định, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch các giải pháp CSA ở các cấp tỉnh, vùng và quốc gia dựa trên các kịch bản khí hậu trong thời gian ngắn và dài hạn.
– Tiến hành các nghiên cứu thực địa về nông nghiệp sinh thái, các biện pháp nông nghiệp bảo tồn, phát triển chuỗi giá trị để đưa ra các khuyến nghị chính sách phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn ở nông thôn và các cấp cao hơn.
– Các chủ đề nghiên cứu xuyên suốt nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các chủ đề nghiên cứu chính phía trên: thúc đẩy vai trò của giới, người nghèo và thế hệ trẻ; theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động R4D; GIS và viễn thám; khoa học dữ liệu và Big Data.
Các hoạt động này sẽ tạo ra sản phẩm, hiệu quả và tác động góp phần thực hiện các mục tiêu tái cấu trúc nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng thích ứng với khí hậu thông qua chương trình chiến lược quốc gia, chẳng hạn như Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), chính sách nông nghiệp quốc gia (NAP), đóng góp do quốc gia xác định (NDC), giảm nghèo bền vững, tăng trưởng xanh và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), v.v.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cho phát triển đầy tham vọng này, nhóm sẽ tiến hành các hành động sau:
– Hợp tác với các đối tác tiềm năng trong nước và quốc tế trong việc huy động nguồn tài trợ và thực hiện các dự án R4D liên ngành;
– Tham gia các mạng lưới R4D trong nước và quốc tế để lập xây dựng và điều chỉnh chiến lược đối với các đóng góp của nhóm nhằm tạo ra các kết quả và tác động cao nhất cho sự phát triển chung của ngành nông nghiệp đang chuyển đổi của Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu;
– Phối hợp chặt chẽ với các bộ, các chương trình mục tiêu quốc gia, chính quyền địa phương và nông dân để trong việc đưa các kết quả nghiên cứu thực địa vào các khuyến nghị chính sách có giá trị phục vụ nhân rộng hiệu quả ở các cấp tỉnh, vùng sinh thái và quốc gia;
– Tiếp nhận các sinh viên Việt Nam và quốc tế thực hiện các nghiên cứu trong khuôn khổ đào tạo đại học, thạc sĩ và nghiên cứu sinh trong các dự án R4D nhằm nâng cao năng lực cho thế hệ trẻ với trách nhiệm và sứ mệnh vì các mục tiêu phát triển trong tương lai;
– Xuất bản các kết quả nghiên cứu R4D trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế và Việt Nam;
– Lồng ghép các kết quả và tác động của nghiên cứu vào các bài giảng có liên quan trong và ngoài VNUA để nhiều sinh viên có thể học hỏi và được tiếp cận với các kỹ năng nghiên cứu và kiến thức có được từ công việc R4D của nhóm.